CPI Cốt lõi là gì?
Chỉ số CPI cốt lõi (Core Consumer Price Index), là một biến thể của chỉ số giá tiêu dùng CPI. Giúp đo lường sự thay đổi về giá cả hàng hóa và dịch vụ do người tiêu dùng mua. Nhưng loại trừ các yếu tố biến động mạnh như giá thực phẩm và năng lượng. Những mặt hàng này thường có biến động giá mạnh do ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết, địa chính trị hoặc những biến động ngắn hạn.
Tại sao CPI core lại quan trọng?
- Đánh giá lạm phát cơ bản: CPI core giúp các nhà kinh tế và nhà hoạch định chính sách có cái nhìn rõ hơn về xu hướng lạm phát cơ bản. Không bị ảnh hưởng bởi các biến động giá ngắn hạn của một số mặt hàng.
- So sánh với mục tiêu lạm phát: Nhiều ngân hàng trung ương đặt ra mục tiêu lạm phát dựa trên CPI cốt lõi. Vì nó được coi là một chỉ số phản ánh chính xác hơn tình hình lạm phát chung trong nền kinh tế.
- Đánh giá hiệu quả chính sách tiền tệ: CPI core có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát.
CPI cốt lõi và CPI chung khác nhau như thế nào?
- CPI chung: Bao gồm tất cả các mặt hàng và dịch vụ được người tiêu dùng mua. Bao gồm cả thực phẩm và năng lượng.
- CPI cốt lõi: Loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng. Vì giá của các mặt hàng này có thể biến động mạnh trong ngắn hạn do các yếu tố như thời tiết, biến động giá dầu…
Ưu và nhược điểm của CPI cốt lõi
- Ưu điểm:
- Cung cấp cái nhìn rõ hơn về xu hướng lạm phát cơ bản.
- Ít bị ảnh hưởng bởi các biến động giá ngắn hạn.
- Nhược điểm:
- Không phản ánh đầy đủ tác động của lạm phát đối với người tiêu dùng. Đặc biệt là đối với các hộ gia đình có chi tiêu nhiều cho thực phẩm và năng lượng.
- Có thể không phản ánh chính xác tình hình lạm phát trong một số nền kinh tế.
Tác động tức thời thường xuất hiện trên thị trường tài chính
Khi công bố chỉ số CPI core, tác động tức thời thường xuất hiện trên thị trường tài chính. Đặc biệt là các thị trường ngoại hối (Forex), chứng khoán, và trái phiếu. Những ảnh hưởng phổ biến bao gồm:
Đồng tiền của quốc gia phát hành:
- Nếu CPI core cao hơn dự báo (cho thấy lạm phát lõi tăng). Đồng tiền của quốc gia đó thường tăng giá vì thị trường kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát.
- Ngược lại, nếu CPI core thấp hơn dự báo (lạm phát giảm). Đồng tiền có thể giảm giá do kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ duy trì hoặc hạ lãi suất để kích thích kinh tế.
Thị trường chứng khoán:
- CPI core cao có thể khiến nhà đầu tư lo ngại về khả năng tăng lãi suất. Từ đó gây áp lực giảm giá cổ phiếu vì chi phí vay tăng và lợi nhuận doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng.
- Nếu CPI core thấp hơn kỳ vọng, điều này thường tích cực cho thị trường chứng khoán. Do kỳ vọng lãi suất thấp có thể kéo dài, khuyến khích đầu tư và chi tiêu
Thị trường trái phiếu:
- Lợi suất trái phiếu tăng khi CPI core cao, vì lãi suất thực tế phải bù đắp cho lạm phát. Điều này làm giá trái phiếu giảm.
- Ngược lại, nếu CPI core thấp, giá trái phiếu có thể tăng vì kỳ vọng lãi suất ổn định hoặc giảm, giúp các trái phiếu hiện có với lãi suất cao trở nên hấp dẫn hơn.
Những phản ứng tức thời này cũng phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế, kỳ vọng của thị trường và các chính sách của ngân hàng trung ương tại thời điểm đó.
Tóm lại, CPI cốt lõi là một công cụ hữu ích để đánh giá lạm phát cơ bản. Tuy nhiên, nó không phải là chỉ số duy nhất và cần được sử dụng kết hợp với các chỉ số khác để có cái nhìn toàn diện về tình hình kinh tế.